Ung thư tinh hoàn ở nam giới nguyên nhân do đâu?
04/07/2014 09:38 - 2989 lượt xem
Ung thư tinh hoàn xuất hiện khi những tế bào của tinh hoàn phát triển một cách không bình thường và không kiểm soát được.
Tinh hoàn là một bộ phận trong cơ thể người đàn ông có chức năng sản xuất và dự trữ tinh trùng. Ngoài ra tinh hoàn còn có chức năng sản xuất hóc môn nam (testosterone). Tinh hoàn được một lớp da mỏng bao bọc bên ngoài gọi là bìu
Những nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn?
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tinh hoàn, tuy nhiên có một vài trường hợp có thể gia tăng nguy cơ ung thư như là:
Những người có tinh hoàn ẩn: đây là tình trạng tình hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng (thông thường ở giai đoạn bào thai hay trong 3 tháng đầu sau khi sinh, tinh hoàn của các bé trai sẽ di chuyển từ ổ bụng xuống bìu).
Những người bị hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính (thông thường nam giới nhận 1 nhiễm sắc thể X từ người mẹ và 1 nhiễm sắc thể Y từ người cha, nhưng những người bị rối loạn nhiễm sắc thể giới tính thì lại có 1 nhiễm sắc thể Y và từ 2 nhiễm sắc thể X trở lên).
Các dấu hiệu của ung thư tinh hoàn?
Một cục u lớn ở một trong hai tinh hoàn thường là biểu hiện của ung thư tinh hoàn. Nó có thể đau hay gây cảm giác khó chịu ở 10-20% nam giới mắc phải.
Một số ít thì có đau lưng, bụng, háng, ho, nhịp thở chậm, có thể phì đại tuyến vú khi ung thư đã lan tỏa. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng như vậy. Vì vậy khi có triệu chứng thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.
Ung thư tinh hoàn có thể di căn không?
Nếu khối u là ác tính (ung thư), các tế bào ung thư thường thoát khỏi vị trí của khối u ban đầu (nguyên phát) và theo dòng máu hay bạch huyết để đến bất cứ nơi nào trong cơ thể. Thường thì chúng sẽ di chuyển sang những mô lân cận, nhưng chúng cũng có thể di chuyển xa tới các cơ quan lớn như phổi, gan, xương, não. Nếu như khi chúng di chuyển đến nơi khác và có thể tồn tại được thì đó gọi là di căn hay ung thư tiến triển.
Có bao nhiêu dạng ung thư tinh hoàn?
Có 2 dạng ung thư tinh hoàn chính là u tinh (seminomas) và không-u tinh tế bào mầm (non-seminoma germ cell tumours – NSGCT).
- U tinh chỉ gồm 1 loại tế bào ung thư, thường gặp ở nam giới tuổi từ 30-60.
- Không-u tinh tế bào mầm (non-seminoma germ cell tumours – NSGCT) gồm nhiều loại tế bào ung thư nằm chung một khối và liên kết với nhau. Chúng thường xuất hiện ở nam giới <40 tuổi.
Ngoài ra còn 2 dạng khác của ung thư tinh hoàn:
Carcinoma in-situ còn gọi là là tiền ung thư. Khi đàn ông có khối u như vậy thì 50% sẽ tiến triển thành ung thư trong vòng 5 năm. Và khi bệnh nhân bị ung thư một bên tinh hoàn, có thể bên còn lại sẽ có dạng tiền ung thư. Vì thế, tinh hoàn còn lại nên được theo dõi thường xuyên xem chúng có tiến triển thành ung thư hay không.
U quái (Teratoma), chúng là u lành tính, có thể là một phần của non-seminoma hay phát hiện sau khi hóa trị. Chúng nên được cắt bỏ sau khi hóa trị vì để lâu sẽ tiến triển thành ung thư và di căn khắp cơ thể.
Có phải u ở tinh hoàn luôn là ung thư?
U có thể phát hiện nhiều ở tinh hoàn như không phải lúc nào cũng là ung thư vì vậy chúng ta nên đi khám bác sĩ để có thể biết chính xác. Khi đó, bác sĩ sẽ siêu âm tinh hoàn để biết u thuộc loại nào.
Những dạng u không phải ung thư như:
Nang mào tinh: là một túi đầy dịch nằm ở mào tinh, chúng khá phổ biến. Thường được phát hiện ra khi kích thước bằng một hạt đậu, có thể cảm nhận được ranh giới rõ giữa mào tinh và tinh hoàn. Chúng thường phát triển chậm, có ở mọi lứa tuổi và đôi khi to như một tinh hoàn thứ 3, khi đó thì nên phẫu thuật để cắt bỏ.
Thoát vị tinh trùng (Spermatocele): gần giống như nang mào tinh. Nó chỉ có khác ở chỗ là cục u ấy thường gắn với tinh hoàn và cục u là một nang chứa đầy tinh trùng và những tế bào giống tinh trùng.
Mẫu phụ mào tinh (Hydatia of Morgagni): tìm thấy trên đỉnh của tinh hoàn. Nó là một nang nhỏ mọc ra từ mào tinh, khá di động và sẽ gây đau nếu bị xoắn. Không có nguyên cơ dẫn đến ung thư, chỉ đôi khi gây đau ở 1 hay 2 bên.
Làm sao để có thể chẩn đoán ung thư tinh hoàn?
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ung thư tinh hoàn đều được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe tổng quát. Nếu các bác sĩ chuyên khoa yêu cầu bạn tiến hành kiểm tra tinh hoàn thì những test sau có thể xác định chính xác tình trang hiện tại của bạn:
- Siêu âm tinh hoàn.
- Chụp cắt lớp (chụp CT).
- Kiểm tra các chất chỉ thị ung thư thông qua xét nghiệm máu.
Nếu các kiểm tra trên cho thấy tinh hoàn có khối u thì bước tiếp theo mà các bác sĩ sẽ làm là tiến hành sinh thiết tinh hoàn. Thông qua việc quan sát các mẫu mô lấy từ tinh hoàn, các bác sĩ sẽ xác định được khối u trong cơ thể bạn là lành tính hay ác tính và đề ra biện pháp chữa trị thích hợp. Đối với những bệnh nhân đã xác định là bị ung thư tinh hoàn thì cần phải được phẫu thuật ngay vì việc sinh thiết sẽ khiến cho các tế bào ung thư di căn rất nhanh.
Cách điều trị
Quá trình điểu trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, nhưng những phương pháp chính dùng để điều trị ung thư tinh hoàn gồm có:
Cắt bỏ toàn bộ phần bị ung thư.
Tiến hành hóa trị để tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư còn xót lại.
Xạ trị nhằm làm giảm kích thước ung thư trước khi giải phẫu hay tiêu diệt những tế bào ung thư xót lại sau cuộc giải phẫu.
Những ảnh hưởng của bệnh ung thư tinh hoàn như thế nào?
Các nhà khoa học cho rằng ung thư tinh hoàn là một loại ung thư có thể chữa trị được cho dù được phát hiện sớm hay muộn; và đối với hầu hết các trường hợp phải phẫu thuật thì việc cắt bỏ ‘tinh hoàn’ hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng làm chồng, vì vậy các quý ông không cần lo lắng về vấn đề này.
Sau khi cắt bỏ tinh hoàn bị ung thư, một số người đã chọn giải pháp cấy tinh hoàn giả vào trong bìu để bộ phận sinh dục ngoài trông được tự nhiên.
Không giống như các loại ung thư khác, các tế bào ung thư tinh hoàn phát triển chậm và phản ứng theo hướng tốt khi được hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên các phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ và những tác dụng phụ này sẽ kéo dài trong suốt quá trình điều trị.